Lựa chọn nội thất phù hợp với số người sử dụng hay vay mượn các không gian khác là những ý tưởng bố trí bàn ăn rất thực tế và thú vị cho nhà chật.

1.Xác định rõ không gian và số người sử dụng

Với nhà chật, việc lựa chọn nội thất phù hợp là điều hết sức quan trọng để không gian được gọn gàng, ngăn nắp. Những yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi chọn bàn ăn là kích thước và thiết kế phù hợp.

Một chiếc bàn nhỏ sẽ là đủ cho gia đình 2 người.

Một chiếc bàn nhỏ sẽ là đủ cho gia đình 2 người.

Chắc chắn, bạn không cần tới những bộ bàn ăn cỡ lớn, cồng kềnh khi phòng ăn nhỏ xíu. Tương tự, nếu gia đình bạn chỉ có 2 vợ chồng và hiếm khi có khách, bạn cũng không cần phải mua bộ bàn ăn có tới 8 ghế.

Thiết kế đơn giản, dễ cất gọn, tiết kiệm diện tích là điều bạn nên để ý khi chọn nội thất.

Thiết kế đơn giản, dễ cất gọn, tiết kiệm diện tích là điều bạn nên để ý khi chọn nội thất.

Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn loại bàn ghế ăn phù hợp với không gian chung của ngôi nhà, đặc biệt là nơi đặt bàn ăn để đem đến cái nhìn “tone sur tone” đẹp mắt.

Bàn ăn nhỏ với thiết kế hiện đại phù hợp với tổng thế chung của căn phòng.

Bàn ăn nhỏ với thiết kế hiện đại phù hợp với tổng thế chung của căn phòng.

2. Lựa chọn nội thất thông minh

Với những ngôi nhà nhỏ đến mức không có đủ không gian cho bàn ăn cố định thì sử dụng các món nội thất đa năng hay nội thất di động có thể cất gọn sau khi sử dụng là giải pháp vô cùng thông minh.

Khu bàn ăn vô cùng gọn gàng nhờ những chiếc ghế ăn bằng nhựa trong suốt.

Khu bàn ăn vô cùng gọn gàng nhờ những chiếc ghế ăn bằng nhựa trong suốt.

Ví dụ với chiếc bàn ăn có lắp bánh xe dưới đây, sau khi sử dụng, bạn chỉ việc đẩy nó gọn vào một góc để trả lại sự thoáng đãng cho không gian.

Bàn ăn di chuyển dễ dàng cất gọn sau khi dùng bữa, giúp không gian thêm gọn gàng.

Bàn ăn di chuyển dễ dàng cất gọn sau khi dùng bữa, giúp không gian thêm gọn gàng.

Bàn ăn tích hợp trong đảo bếp dưới đây quả là ý tưởng vô cùng sáng tạo lại không hề tốn thời gian. Chỉ bằng thao tác kéo phần bàn ẩn bên trong là bạn đã có bàn ăn xinh xắn đủ dùng cho 3 người. Khi sử dụng xong chỉ cần đẩy gọn là căn bếp nhỏ lại trở lại trạng thái gọn gàng ban đầu.

Bàn ăn có thể trượt vào trong đảo bếp khi không sử dụng.

Bàn ăn có thể trượt vào trong đảo bếp khi không sử dụng.

Bạn cũng có thể lựa chọn các món nội thất bằng chất liệu kính hay nhựa trong suốt để mang đến cái nhìn hiện đại đồng thời khiến căn phòng gọn gàng hơn.

3.Kết hợp với không gian khác

Dù căn nhà nhỏ đến đâu, bạn cũng vẫn tìm được nơi để bố trí bàn ăn bằng cách khéo léo “vay mượn” các không gian khác trong nhà. Trên thực tế việc sử dụng bàn tiếp khách, bàn làm bếp, hay bàn làm việc thành bàn ăn khá phổ biển.

Thiết kế thanh mảnh của ghế ăn và đảo bếp dưới đây khiến chúng có thể kiêm nhiệm các nhiệm vụ đa năng.

Thiết kế thanh mảnh của ghế ăn và đảo bếp khiến chúng có thể kiêm nhiệm các nhiệm vụ đa năng.

Trong căn phòng vừa được sử dụng làm phòng khách, vừa là bếp nấu dưới đây thì bàn ghế ăn chính là chiếc đảo bếp nhỏ với những chiếc ghế nhựa trong. Sau khi dùng bữa xong, chiếc bàn lại trở thành nơi sơ chế đồ ăn, những chiếc ghế có thể cung cấp thêm chỗ ngồi cho khách đến chơi.
Chiếc bàn tròn nhỏ trong căn phòng này vừa là nơi tiếp khách, bàn làm việc, bàn thư giãn và đương nhiên là cả bàn ăn xinh xắn tiện dụng để nạp thêm năng lượng sau những giờ phút làm việc căng thẳng.

Các bài viết liên quan:

Tags