Phong thủy học quan niệm, bếp nấu phải đảm bảo ‘tàng phong tụ khí’, tức là nên tránh những nơi gió lùa, để tụ được những luồng khí tốt.
Hãy cùng Tạp chí nội thất khám phá bài trí phòng bếp hợp với mệnh của bạn nhé!
Yếu tố “tàng phong tụ khí” mang tính chất quyết định, ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy phòng bếp. Khi phân khu chức năng cho các không gian phòng, cần lựa chọn vị trí phòng bếp tránh được hướng gió lùa.
Theo đó, phòng bếp không nên nhìn thẳng ra cửa chính hoặc bố trí cửa sổ phía sau khu vực bếp nấu. Ngoài ý nghĩa phong thủy, việc đặt bếp nấu ở hướng gió thổi sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ lớn. Ngoài yếu tố “tàng phong tụ khí”, phòng bếp hợp phong thủy cũng cần phải đảm bảo “tọa hung hướng cát”. Nghĩa là, phòng bếp nên được đặt ở hướng xấu (tọa hung) và nhìn về hướng tốt (hướng cát), giúp đẩy lùi và ngăn chặn chặn những điều không tốt, mang đến sự may mắn cho gia đình.
Không gian phòng bếp luôn luôn hội tụ 2 yếu tố phong thủy xung khắc nhau rất lớn là Thủy và Hỏa. Vòi nước, tủ lạnh, bồn rửa chén bát… tượng trưng cho Thủy khí; còn bếp nấu tượng trưng cho Hỏa khí.
Khi bố trí 2 yếu tố này trong không gian phòng bếp, nên tuân thủ theo nguyên tắc “thủy hỏa bất dung”. Nghĩa là, bếp nấu nên tránh đặt lên trên rãnh, mương, đường nước. Khi đặt vị trí bếp nấu, tránh ở thế bị kẹp giữa hai thứ có mang theo Thủy khí như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát…
Một điều rất quan trọng mà bạn cũng rất nên chú ý đó là việc không nên đặt bếp ở ngay dưới xà ngang. Theo phong thủy, đó là cách cục “xà ngang đè ông Táo”, cần kiêng. Nếu đã phạm phải cách cục này mà không thể thay đổi vị trí đặt bếp nấu, bạn có thể làm thêm trần giả hoặc đóng thêm tủ bếp, để che đi xà ngang bên trên. Phòng bếp là nơi chế biến thức ăn cho các bữa cơm của cả gia đình. Do đó, không gian quan trọng này cần phải luôn được giữ gìn sạch sẽ, sáng sủa và thông thoáng, giúp bữa ăn của gia đình thêm ấm cúng, ngon miệng.
Chúc các bạn có những cách bố trí cho căn phòng bếp nhà mình hợp phong thủy!
Các bài viết liên quan:
4 Comments