Thiết kế nội thất phòng trẻ em có một số yêu cầu đặc biệt so với những căn phòng khác trong nhà, bởi với bé thì giường ngủ có thể là “sân chơi” chính của chúng.

Ngoài việc ngủ, những đứa trẻ có thể bày đồ chơi, đọc truyện, nghe nhạc… trên giường.  Chính vì thế, trước khi thiết kế và trang trí phòng trẻ em, chúng ta cần nắm được các hoạt động và tâm lý của trẻ để có một thiết kế phù hợp. Hãy để Nội thất hồn việt trợ giúp bạn thiết kế phòng trẻ em, đảm bảo bạn sẽ có được thiết kế ứng ý và hợp lý nhất.

phong_tre_em

Một số lưu ý của chúng tôi dành cho bạn khi thiết kế nội thất phong trẻ em như sau:

Cũng vì tính hiếu động của trẻ mà vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu. Lưu ý không bố trí đồ đạc cứng, sắc cạnh hoặc đồ dễ vỡ, thậm chí cả đồ chơi nhỏ mà trẻ em dễ ngậm và nuốt. Đồ đạc phải không có góc nhọn, kết cấu đơn giản nhưng chắc chắn, không có các chất. Ngăn kéo, cánh tủ cũng cần chắc chắc, có độ trơn nhất định để tránh kẹp tay trẻ. Phòng trẻ em không nên có ban công, nếu có thì ban công phải thiết kế sao cho trẻ không thể trèo lên được. Thiết bị điện trong phòng thiết kế hạn chế và bố trí ngoài tầm với của trẻ.

1. Hãy nói chuyện với bọn trẻ để biết rõ hơn những trò chơi, những hoạt động mà chúng hứng thú nhất (ngoài những gì bạn nhìn thấy hằng ngày), màu nào chúng yêu thích nhất… Tính cách của bọn trẻ sẽ quyết định chủ đề chính cho căn phòng.

phong_tre_em_!

2. Hãy cho phép trẻ em tham gia vào việc thiết kế, hãy để chúng nói lên sở thích của mình, chất liệu cho đồ nội thất và hãy hỏi chúng sẽ bày biện đồ dùng trong căn phòng như thế nào. (Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng với những đứa trẻ đã đi học).

phong_tre_em_2

3. Hãy biến căn phòng thành một không gian sống đa chức năng bởi bọn trẻ sử dụng phòng riêng cho nhiều hoạt động, chứ không chỉ đơn thuần để ngủ. Vì thế, trong một không gian phải được chia làm nhiều khu khác nhau, chẳng hạn như chơi, đọc sách… cho dù chúng luôn coi chiếc giường là “trọng tâm”.

phong_tre_em_3

4. Cố gắng tạo càng nhiều chỗ chứa đồ càng tốt. Hãy để ý đến việc làm các loại kệ, những giỏ đựng đồ bằng mây tre loại lớn, những dụng cụ chứa đồ bằng plastic trong suốt và đặc biệt, nếu có thể nên tạo một phòng riêng nhỏ để đặt nhiều giá và kệ để đồ.

phong_tre_em_4

5. Cửa sổ và rèm cửa cần thiết kế đơn giản. Tránh sử dụng những loại rèm cửa quá dài trong phòng trẻ. Các loại mành sáo (ngang và dọc), và các loại rèm vải ngắn là những sự lựa chọn hợp lý nhất. Vải có nhiều hoa văn sặc sỡ, trùng với những đồ vật khác trong phòng như gối, chăn đệm, chụp đèn… là lý tưởng nhất.

phong_tre_em_5

6. Chọn hệ thống ánh sáng hợp lý. Trong phòng trẻ vẫn phải sử dụng hai hệ thống đèn chiếu sáng. Chiếu sáng cục bộ (bàn học, đèn ngủ) và chiếu sáng tổng (cho cả phòng). Ánh sáng rất quan trọng và các bạn nên nhận lời khuyên từ các kiến trúc sư.

phong_tre_em_6

7. Có thể dùng sơn hoặc giấy dán tường, nhưng cần chắc chắn một điều, cho dù sử dụng vật liệu gì, cũng phải dễ dàng chùi rửa. Nếu chọn sơn, bạn hãy chọn loại có bề mặt hơi bóng một chút. Bọn trẻ con thường thích màu sáng.

phong_tre_em_7

8. Hãy cho bọn trẻ chọn giải pháp thiết kế, những chủ đề mà chúng yêu thích, chẳng hạn như căn phòng với những ngôi sao và bầu trời, những thiên thần, bóng đá hay một môn thể thao nào khác, một phòng ngủ cho công chúa, quang cảnh dưới biển, tàu vũ trụ ngoài không gian, ôtô đua, máy bay, tàu hỏa, những khu rừng, rồng lửa, khủng long…

Tạp chí nội thất mang mong lại những kiến thức bổ ích cho các bậc cha mẹ khi làm phòng ngủ cho trẻ

Tags

 
 

3 Comments