Phòng tắm là nới giúp bạn thư giãn, rũ bỏ mọi bụi bẩn, mệt nhọc sau một ngày làm việc, vui chơi mệt nhoài. Phòng tắm chiếm một vị trí đặc biệt trong gia đình. Chính vì thế khi thiết kế và xây dựng phòng tắm các bạn  cần lưu ý kĩ các yếu tố: sàn nhà, trần… để có một không gian nhà tắm thoải mái, lí tưởng.

1. Cánh cửa:

Cửa phòng vệ sinh nên làm bằng chất liệu có tính năng ngăn thấm nước, chống gỉ, mục. Tránh dùng cửa gỗ. Nên có thanh chắn ở cửa để đề phòng nước thoát ra ngoài.

luu-y-thiet-ke-phong-tam-1

2. Trần nhà:

Phần đỉnh của phòng tắm rửa, vệ sinh cần phải chú ý ngăn ngừa ẩm ướt và đảm bảo độ kín đáo. Nếu trần nhà bị ảnh hưởng từ hơi nước quá nhiều sẽ dễ bị bong tróc. Do đó, bạn nên lựa chọn vật liệu trần có tính năng chống thấm, chống ẩm, chịu nhiệt tốt.

Nếu dùng thạch cao để trang trí trần, bạn phải kết hợp sơn 1 lớp sơn chống thấm bên ngoài để tránh nước và tăng tính thẩm mỹ.

luu-y-thiet-ke-phong-tam-2

Trần nhà làm bằng các loại ván nhôm nhiều màu cũng có tác dụng chịu nước rất tốt. Nếu kết hợp dán một lớp vật liệu cách nhiệt bên ngoài sẽ tăng hiệu quả hơn.

luu-y-thiet-ke-phong-tam-3

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn nhựa PVC có tính năng phòng ngừa nước treo trần để che kín các đường ống dẫn.

3. Vách tường:

Vách tường trong nhà vệ sinh chiếm diện tích nhiều nhất. Do đó, cần lựa chọn những vật liệu có tính chống thấm, chống mục và chống biến chất cao. Các loại gạch men dễ lau chùi, nhiều màu sắc đẹp mắt, mau khô là vật liệu ốp tường vệ sinh lý tưởng để bạn lựa chọn. Chú ý, nên chọn gạch ốp tường có màu tương đồng với gạch nền để tạo ra sự thống nhất cho phòng vệ sinh của bạn.

luu-y-thiet-ke-phong-tam-4

4. Sàn nhà:

Sàn của phòng tắm, vệ sinh không được tích nước, không trơn trượt để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tốt nhất, bạn nên chọn các loại gạch nền có hoa văn nổi để lắp đặt.

luu-y-thiet-ke-phong-tam-5

5. Lỗ thoát nước:

Mặt sàn của nhà vệ sinh cần có lỗ thoát nước mạnh và có độ nghiêng nhất định để tránh nước ứ đọng gây trơn trượt, ẩm ướt và tạo ra khí xấu cho ngôi nhà của bạn.

luu-y-thiet-ke-phong-tam-6

6. Thiết bị điện:

Phòng tắm, rửa vệ sinh thường xuyên ẩm ướt, do đó, khi lắp đặt các thiết bị điện cần chú ý đảm bảo độ an toàn cao. Nên chọn loại ổ cắm điện có nắp đậy ngăn nước. Không nên lắp đặt để lộ dây điện ra ngoài.

luu-y-thiet-ke-phong-tam-7

7. Máy sưởi ấm khí:

Bạn chỉ nên lắp đặt loại máy này ở các phòng khác. Vì nếu đặt ở phòng vệ sinh sẽ làm tản khí, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thay vào đó, sử dụng những vật trang trí bằng kim loại sẽ gia tăng nguồn khí ấm, đồng thời có thể khuếch đại nhiệt lượng.

8. Bài trí cho phòng tắm rửa, vệ sinh:

Bạn nên trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho việc vệ sinh, tắm rửa như bồn tắm, phòng tắm, bồn rửa mặt, bồn cầu… Ngoài ra, gương trang điểm, giá treo khăn, tay vịn cho bồn tắm cũng rất cần thiết.

luu-y-thiet-ke-phong-tam-8

Nên chọn bồn tắm dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật là tốt nhất. Ngoài ra, bồn tắm hình 5 cạnh có quy tắc hay hình lục giác cũng rất phù hợp. Chú ý, không nên chọn bồn tắm hình tam giác hay hình dạng bất quy tắc sẽ gây bất lợi khi sử dụng.

luu-y-thiet-ke-phong-tam-9

Nếu có điều kiện, bạn có thể lắp đặt loại bồn tắm massage chống trơn trượt, có nhiều vòi phun, có van tự động điều chỉnh nhiệt độ nước, bàn trang điểm, rửa mặt có dán đá hoa cương, máy tạo gió, dao cạo râu, gương tắm cỡ lớn, máy thổi gió nóng làm khô tay, quạt thông gió.

luu-y-thiet-ke-phong-tam-10

Tuy nhiên, cần chú ý tránh đặt gương phòng tắm ở vị trí chiếu thẳng ra ngoài, tránh dùng gương quá to và không nên treo nhiều gương.

Tags

 
 

2 Comments