Phòng ăn và bếp là nơi mang dấu ấn về cách sống của gia chủ trong thiết kế hiện đại. Hai khu vực này được ngăn chia chức năng cụ thể thông qua nhiều hình thức trang trí khác nhau. Bài viết dưới đây Tạp Chí Nội thất thiết kế nội thất phòng ăn theo hướng hiện đại.
1. Bếp ăn
Bếp ăn không những quan trọng về mặt phong thủy mà công năng cũng cần linh hoạt để tạo được sự thuận tiện nhất định khi gia công, chế biến thức ăn. Cần lưu ý những yếu tố sau khi thiết kế bếp ăn:
Kiểu dáng
Trong thiết kế hiện đại có 4 kiểu bếp điển hình:
Thiết kế kiểu hành lang giúp người nấu có thể dễ dàng di chuyển xung quanh khu vực trung tâm bếp chỉ vài bước chân. Tuy nhiên, tủ cất giữ đồ sẽ bị hạn chế và người qua lại sẽ làm vướng chân người nấu.
Thiết kế bếp hình bán đảo đưa ra một không gian mở kết hợp giữa bếp và bàn ăn. Cách thiết kế này giúp thành viên trong gia đình gần nhau hơn bằng cách tạo khoảng không gian chung nhiều hơn.
Kiểu dáng hình chữ L đang phổ biến nhất, cấu trúc hình chữ L giúp cho gian bếp không bị xen ngang giữa việc đi lại và có nhiều chỗ bố trí thiết bị bếp. Bằng cách nối dài thêm phần L gia chủ sẽ có thêm nơi lữu trữ đồ và không gian thực hiện công việc nấu nướng.
Thiết kế bếp hình chữ U là kiểu thiết kế bao quanh ba mặt với tủ để đồ, bàn làm bếp và các thiết bị bếp. Nếu hình chữ U lớn gia chủ có thể đặt một chiếc bàn bếp ở trung tâm.
Ánh sáng
Đèn chiếu sáng dùng trong nhà bếp có nhiều kiểu và mẫu mã. Khi lựa chọn, gia chủ cần dựa vào mục đích sử dụng của không gian bếp và những khu vực cần được chiếu sáng chủ yếu.
Đèn chiếu sáng lắp trên cao và chiếu sáng không gian chung, nên sẽ làm sấp bóng khi nấu nướng gây nhiều bất tiện. Do đó, ngoài chiếu sáng chung, bạn nên thiết kế đèn chiếu sáng riêng cho từng khu vực quan trọng trong phòng bếp.
Khu vực bồn rửa bát và bếp nấu cần được chiếu sáng thấp nên hệ thống đèn có thể bố trí ở phía dưới kệ bếp treo hoặc lắp kèm trong máy hút mùi. Ánh đèn từ phía dưới tủ bếp có thể soi sáng mặt bếp, giúp việc chuẩn bị thức ăn dễ dàng hơn.
Màu sắc
Tùy theo sở thích, có thể lựa chọn những gam màu trẻ trung, tươi tắn như vàng, cam hay sạch mà sang như đen, trắng hay những gam màu mang tính trung hòa, ấm cúng nhẹ nhàng như màu gỗ, màu nâu.
2. Phòng ăn
Không gian giữa bếp và phòng khách là vị trí tốt nhất để thiết kế phòng ăn. Vì là nơi sử dụng mỗi ngày nên bàn ăn đừng quá xa bếp để thu ngắn khoảng cách đi lại, tạo thuận lợi cho việc dọn dẹp và bưng bê.
Không nên đặt bàn ăn dưới gầm hoặc bên cạnh cầu thang vì dễ bị bụi. Tránh luồng gió lùa và không kế cận với cửa phòng vệ sinh. Nếu không thể thay đổi, có thể tạo không gian đệm.
Bàn ăn
Bàn ăn là tâm điểm của gian phòng, vì thế phải có một diện tích đủ rộng để có thể ngồi ăn một cách thoải mái mà vẫn tạo ra được những góc nhìn thoáng đãng. Nếu thành viên trong gia đình ít khi gặp mặt do công việc, những bữa ăn diễn ra nhanh chóng thì hãy chọn phong cách thiết kế đơn giản, linh hoạt. Một bộ bàn ghế có thể tạo nên một sự khác biệt lớn cho phòng ăn nhà bạn.