Phòng tắm có những tiêu chuẩn thiết kế của nó. Phòng tắm, nhà vệ sinh nhà mình đã được thiết kế đạt tính công năng cũng như thẩm mỹ như thế nào? 

Hãy cùng Tạp chí nội thất của chúng tôi điểm qua những lỗi mà chúng ta thường không để ý khi thiết kế phòng tắm – nhà vệ sinh:

Trải sỏi dưới sàn phòng tắm

Hợp với spa hơn với phòng tắm gia đình vì chúng ta phải chăm sóc nó rất công phu và mất thời gian. Hơn nữa, nó dễ tạo bụi bám bẩn, gây đọng nước, khó lau chùi.

Thiết kế nội thất phòng tắm, nhà vệ sinh đúng cách

Mọi người đang thích thiết kế phòng tắm trực tiếp ngoài trời. Tuy nhiên, phòng tắm là nơi ẩm thấp, nếu để ngoài trời thì muỗi, côn trùng rất dễ bay vào. Và như vậy chúng ta bảo dưỡng phòng tắm cũng rất mệt. Nhiều gia đình vì muốn có cảm giác thiên nhiên cũng hay trồng nhiều cây cối trong phòng tắm. Nếu không khéo trong việc chăm sóc cây và vệ sinh phòng tắm thì điều này cũng dễ tạo môi trường thuận lợi tích tụ muỗi và vi khuẩn.

Thiết kế nội thất phòng tắm, nhà vệ sinh đúng cách

Hiện nay nhiều gia đình đang có xu hướng chọn vật liệu nhám. Vậy thì nên chú ý độ nhám vừa phải để không bị bám dơ, khó chùi rửa. Do sàn phòng tắm thường xuyên tiếp nhận nhiều hóa chất tẩy rửa nên chọn vật liệu có độ bền cao, không bị ố màu vì mài mòn. Lót sàn gỗ cũng không thích hợp nhưng có thể chọn lót gỗ cho khu vực khô. Nên chọn những loại gỗ chịu được nước như căm xe, HDF (gỗ nhân tạo).

Thiết kế nội thất phòng tắm, nhà vệ sinh đúng cách

Thông thường với phòng tắm thì chúng ta ít dùng nhiều vật dụng vì đa số các thiết bị vệ sinh đã theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi lắp đặt các thiết bị bạn cũng nên chú ý, chẳng hạn: Độ cao của lavabo là 80-85cm để tránh bị văng nước, không nên làm thấp hơn vì sẽ khiến bạn mỏi lưng khi khòm xuống. Vòi sen vừa tầm tay khoảng 1m6 đến 1m8, không nên thiết kế quá cao vì khi với tay bạn có thể gặp sự cố an toàn. Lắp các thiết bị phụ như giấy toilet không quá xa bồn cầu, giá treo khăn không quá gần chỗ đứng tắm.

Thiết kế nội thất phòng tắm, nhà vệ sinh đúng cách

 

Xem thêm:

Tags

 
 

2 Comments