Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
- Hướng dẫn cách cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp
- Vì sao cúng ông công ông táo vào trưa ngày 23
Theo nghi lễ cổ truyền của dân tộc, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo các việc trong gia đình của một năm cũ.Táo Quân (còn được gọi là Táo Công), là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Lễ cúng ông Táo được các gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng và coi trọng.
Hôm nay Tạp chí nội thất xin giới thiệu với các bạn nghi thức cúng ông công ông táo truyền thống của người Việt Nam nhé!
Lễ vật chuẩn bị cho cúng Táo quân gồm mâm cỗ mặn, bánh kẹo, rượu, trầu cau, hoa quả. Cùng với đó là 3 bộ mũ áo. Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Cùng với đó là hia hài Táo quân cùng vàng nén.
Khi mua cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:
– Năm hành kim thì dùng màu vàng
– Năm hành mộc thì dùng màu trắng
– Năm hành thủy thì dùng màu xanh
– Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
– Năm hành thổ thì dùng màu đen.
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo ở 3 miền đất nước cũng khác nhau. Người miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, với ngụ ý “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời.
Miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì đơn giản hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang.
Các bài viết liên quan:
4 Comments